Home / Cẩm nang / Sóng âm là gì? và Sự truyền âm – HocHay

Sóng âm là gì? và Sự truyền âm – HocHay

Video bài học Vật Lý Lớp 12 – Sóng Cơ – Sóng Âm – HocHay

Vật Lý Lớp 12 – Sóng Cơ – Sóng Âm

Sóng âm là gì?

– Sóng âm (âm) là những sóng cơ lan truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí.

– Sóng âm không truyền được trong chân không.

– Trong chất khí và chất lỏng, sóng âm là sóng dọc. Trong chất rắn, sóng âm gồm cả sóng ngang và sóng dọc.

– Âm mà tai người nghe được là sóng âm có tần số từ 16Hz đến 20000Hz. Hạ âm là sóng âm có tần số < 16Hz. Siêu âm là sóng âm có tần số > 20000Hz.

Sự truyền âm

  • Môi trường truyền âm: 

Âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí. Âm hầu như không truyền qua được các chất xốp như bông, len… hay còn gọi là chất cách âm.

  • Tốc độ truyền âm: 

– Trong mỗi môi trường nhất định, tốc độ truyền âm không đổi.

– Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi, mật độ, nhiệt độ và khối lượng riêng của từng môi trường.

– Tốc độ truyền âm giảm trong các môi trường lần lượt theo thứ tự: ắỏívrắn>vlỏng>vkhí.

Những đặc trưng vật lý của âm

  • Tần số âm: là đặc trưng vật lí quan trọng nhất của âm. 

Khi âm truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì tần số không đổi, tốc độ truyền âm thay đổi, bước sóng thay đổi.

  • Cường độ âm:

Cường độ âm tại một điểm I là năng lượng của sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm I, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian; đơn vị W/m2

I=PS 

Với P là năng lượng, công suất phát âm của nguồn.

S là diện tích mặt vuông góc với phương truyền âm.

  • Mức cường độ âm: 

Mức cường độ âm được đo bằng hai đại lượng B(ben) và dB(dexiben)

L(dB)=10logII0

hay

L(B)=logII0

với I0 là cường độ âm chuẩn

  • Đồ thị dao động âm: là đồ thị của tất cả các hoạ âm trong một nhạc âm gọi là đồ thị dao động âm.

Những đặc trưng sinh lí của âm

  • Độ cao: phụ thuộc hay gắn liền với tần số của âm

– Độ cao của âm tăng theo tần số âm. Âm có tần số lớn, âm nghe cao; âm có tần số nhỏ, âm nghe thấp (trầm)

– Hai âm có cùng tần số thì có cùng độ cao và ngược lại.

  • Độ to: là đặc trưng gắn liền với mức cường độ âm

Độ to tăng theo mức cường độ âm. Cường độ âm càng lớn, nghe âm càng to. Độ to của âm không tỉ lệ thuận với cường độ âm.

  • Âm sắc: là đại lượng gắn liền với đồ thị dao động âm, giúp ta phân biệt được các âm phát ra từ các nguồn âm, nhạc cụ khác nhau. Âm sắc phụ thuộc vào tần số và biên độ dao động. 

https://local.google.com/place?id=17925709090940119267&use=posts&lpsid=3843707684967213409

Link tổng hợp: https://hochay.com/vat-ly-lop12/tong-hop-ly-thuyet-mon-vat-ly-lop-12-hochay-847.html
#vatlylop12 #vatly12 #vatlylop12chuong2 #daodongco #daodongdieuhoa #hochay #hoconline #hoctructuyen

Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết :)

About Trúc Vy Hochay

Check Also

Viết Lại Câu Dùng Participlephrase – Ngữ Pháp Tiếng Anh – HocHay

1. Cụm phân từ là gì? – Participle phrase là gì? Cụm phân từ là …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *