Video bài học Vật Lý 12 – Sóng Cơ – Giao Thoa Sóng
Giao thoa sóng là gì?
- Định nghĩa:
Hiện tượng 2 sóng gặp nhau tạo nên các gợn sóng ổn định (vân giao thoa sóng).
- Đặc điểm:
– Nếu 2 sóng gặp nhau tạo ra các điểm đứng yên → 2 sóng ngược pha, triệt tiêu lẫn nhau.
– Nếu 2 sóng gặp nhau tạo ra các điểm dao động mạnh → 2 sóng cùng pha, tăng cườn lẫn nhau.
- Điều kiện giao thoa: Hai sóng gặp nhau phải là hai sóng kết hợp được phát ra từ 2 nguồn kết hợp, tức là:
– Dao động cùng phương, cùng chu kỳ (hay cùng tần số)
– Có hiệu số pha không đổi theo thời gian
Phương trình sóng tổng hợp
Giả sử u1=u2=Acos(ωt) là hai nguồn sóng dao động cùng pha, suy ra:
u1M=Acos(ωt−2πd1λ)
u2M=Acos(ωt−2πd2λ)
Phương trình sóng tổng hợp tại M:
uM=2A|cosπ(d2–d1)λ|cos(ωt−π(d2+d1)λ)
Cực đại và cực tiểu giao thoa
- Biên độ dao động tổng hợp tại điểm M:
A2M=A21+A22+2A1A2cos∆φ=2A2(1+cos∆φ)
hay
AM=2A|cos∆φ2|
- Độ lệch pha của 2 dao động:
∆φ=2πλ(d2–d1)
- Vị trí cực đại và cực tiểu giao thoa
Vị trí các cực đại giao thoa:
d2–d1=kλ với k∈Z
Những điểm cực đại giao thoa là những điểm dao động với biên độ cực đại AM=2A.
Vị trí các cực tiểu giao thoa
d2–d1=(k+12)λ với k∈Z
Những điểm cực tiểu giao thoa là những điểm dao động với biên độ cực tiểu AM=0.
Khoảng cách giữa hai gợn lồi (biên độ cực đại) liên tiếp hoặc hai gợn lõm (biên độ cực tiểu) liên tiếp trên đoạn S1,S2 bằng λ2; một cực đại và một cực tiểu liên tiếp là λ4
https://local.google.com/place?id=17925709090940119267&use=posts&lpsid=946204831177441985
Link tổng hợp: https://hochay.com/vat-ly-lop12/tong-hop-ly-thuyet-mon-vat-ly-lop-12-hochay-847.html
#vatlylop12 #vatly12 #vatlylop12chuong1 #daodongco #daodongdieuhoa #hochay #hoconline #hoctructuyen