Video bài học Vật Lý Lớp 12 – Dòng Điện Xoay Chiều – Mạch điện xoay chiều R, L, C – HocHay
Vật Lý Lớp 12 – Dòng Điện Xoay Chiều – Mạch Điện Xoay Chiều R, L, C
Sơ đồ mạch điện R,L,C mắc nối tiếp
Trong đó:
V: điện áp nguồn
I: cường độ dòng điện trong mạch
R: trở kháng của điện trở
L: độ tự cảm của cuộn cảm
C: điện dung của tụ điện
Định luật Ohm cho đọan mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- Tổng trở của mạch
Z=R2+(ZL–ZC)2=R2+(ωL−1ωC)2
- Định luật Ohm cho đọan mạch có R, L, C mắc nối tiếp:
Cường độ hiệu dụng trong một mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp có giá trị bằng thương số giữa điện áp hiệu dụng của mạch và tổng trở của mạch.
I0=U0Z
hay
I=UZ=URR=ULZL=UCZC=URr
Mối liên hệ giữa các điện áp cực đại hoặc hiệu dụng
U=(UL–UC)2+UR2
hoặc
U0=(U0L–U0C)2+U0R2
Độ lệch pha giữa u và i
tanφ=UL–UCUR=ZL–ZCR=ωL−1ωCR
Nếu UL>UC hay ZL>ZC:φ>0: u sớm pha hơn i ↔ZL>ZC mạch có tính cảm kháng
Nếu UL<UC hay ZL<ZC:φ<0: u chậm pha hơn i ↔ZL<ZC mạch có tính dung kháng
Nếu UL=UC hay ZL=ZC:φ=0: u cùng pha với i ↔ZL=ZC mạch có thuần trở
Hiện tượng cộng hưởng điện
Hiện tượng cộng hưởng trong mạch điện xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp là hiện tượng cường độ dòng điện trong mạch R,L,C đạt đến giá trị cực đại khi ZL=ZC
f0=12πLC↔ω0=1LC
Hệ quả của hiện tượng cộng hưởng:
Imax=UZmin=UR
với Zmin=R↔ZL=ZC hay UL=UC
àđồφ=0→φu=φi→{uvàiđồngpha(cosφ)max=1
uR đồng pha so với u hai đầu đoạn mạch, hay URmax=U
uL và uC đồng thời lệch pha π2 so với u ở hai đầu đoạn mạch.
Công suất và hệ số công suất của dòng điện xoay chiều
- Công suất của mạch điện xoay chiều:
Công suất thức thời:pt=u.i(W)
Công suất trung bình:P―=p=U.I.cosφ
Điện năng tiêu thụ:W=P.t(J)
Hệ số công suất cosφ:cosφ=PU.I=URU=RZ
Công suất tiêu thụ trung bình của mạch:P=R.I2=U2R2+(ZL–ZC)2.R
- Nếu mạch gồm điện trở R và r hay cuộn dây có điện trở thuần r thì:
Công suất tiêu thụ của mạch:
ạâPmạch=(R+r).I2=U2(R+r)2+(ZL–ZC)2(R+r)=PR+Pdây
Công suất tiêu thụ trên điện trở thuần R:
PR=I2.R=U2(R+r)2+(ZL–ZC)2.R
Công suất tiêu thụ trên cuộn dây:
âPdây=I2.r=U2(R+r)2+(ZL–ZC)2.r
Ý nghĩa của hệ số công suất
- Trường hợp cos φ=1→φ=0: Mạch chỉ có R hoặc mạch RLC có cộng hưởng điện.
ZL=ZC thì P→Pmax=UI=U2R
- Trường hợp cos φ = 0 tức là φ=±π2: Mạch chỉ có L, hoặc C, hoặc có cả L và C mà không có R.
P=Pmin=0
- Công suất hao phí trên dây tải điện có điện trở r:
Php=rI2=r.P2U2.cos2φ
Xác định các phần tử có trong mạch điện dựa vào độ lệch pha
- Nếu φ = 0 thì mạch thuần trở (chỉ có R hoặc mạch RLC đang xảy ra cộng hưởng điện)
- Nếu φ=±π2 thì không tồn tại điện trở thuần R.
φ=π2 thì mạch chỉ có L hoặc LC với ZL>ZC
φ=−π2 thì mạch chỉ có C hoặc LC với ZL<ZC
- Nếu φ≠±π2 thì phải tồn tại điện trở thuần R.
0<φ<π2: mạch có tính cảm kháng → mạch gồm RL hoặc RLC với ZL>ZC
−π2<φ<0: mạch có tính dung kháng → gồm RC hoặc RLC với ZL<ZC
https://local.google.com/place?id=17925709090940119267&use=posts&lpsid=3297276531024502262
Link tổng hợp: https://hochay.com/vat-ly-lop12/tong-hop-ly-thuyet-mon-vat-ly-lop-12-hochay-847.html
#vatlylop12 #vatly12 #vatlylop12chuong2 #daodongco #daodongdieuhoa #hochay #hoconline #hoctructuyen