Home / viec lam vui / Làm sao để rút kinh nghiệm từ sai lầm trong công việc?

Làm sao để rút kinh nghiệm từ sai lầm trong công việc?

Không có gì xấu hổ nếu bạn phạm sai lầm hay mắc lỗi trong công việc hay trong cuộc sống. Điều quan trọng là bạn phản ứng với điều đó như thế nào? Sau đây là những cách giúp bạn rút kinh nghiệm từ những lỗi bạn đã mắc phải trong quá khứ.

“Tôi đã bỏ lỡ hơn 9.000 bức ảnh trong sự nghiệp của mình. Tôi đã thua gần 300 trận. Trong 26 lần, tôi đã được tin tưởng để thực hiện cú sút chiến thắng… và tôi đã bỏ lỡ. Tôi đã thất bại nhiều lần trong đời. Và đó chính xác là lý do tại sao tôi thành công.” – Michael Jordan, cầu thủ bóng rổ NBA được hoan nghênh và là nguồn cảm hứng cho giày thể thao Air Jordan của Nike

1. Xác định sai lầm

Chính bản thân bạn sẽ là người tự đánh giá bản thân và xác định một cách cụ thể và rõ ràng lỗi lầm của chính mình mà không phải một ai khác. Bạn hãy tự kiểm tra trong quá trình làm việc bạn đã bỏ qua bước nào hay đã gặp những sự cố nào ngoài kế hoạch hay không, để từ đó tìm được những lỗ hổng, sai lầm trong quá trình làm việc.

lam-sao-de-rut-kinh-nghiem-tu-sai-lam-trong-cong-viec-hinh-anh-1

Bạn sẽ là người tự đánh giá bản thân và xác định một cách cụ thể và rõ ràng lỗi lầm của chính mình

2. Tìm hướng giải quyết

Sau đó, bạn nên tự hỏi bản thân xem có những cách nào để giải quyết vấn đề đó không. Nếu được  quay ngược thời gian thì bạn có làm khác hơn so với những gì đã làm trong quá khứ hay không. Sau đó, tự hãy phân tích ưu và nhược điểm của cách giải quyết cũ và tự rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.

3. Tha thứ cho bản thân 

Bạn không nên tự dằn vặt bản thân vì những chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Hãy bình tĩnh, hít thở thật sâu và tập tha thứ cho bản thân. Bởi chính “mớ hỗn độn” này đã giúp bạn biết được bạn đang ở đâu, và bạn nên làm gì cho tương lai của mình. Chắc hẳn sếp, đồng nghiệp và người thân mong bạn sẽ tiến bộ và có thái độ tích cực sau chuyện này thay vì mãi chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực.

lam-sao-de-rut-kinh-nghiem-tu-sai-lam-trong-cong-viec-hinh-anh-2

Bạn nên có thái độ tích cực thay vì mãi chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực

4. Trau dồi và rèn luyện nhiều hơn nữa

Những sai lầm trong quá khứ là tấm gương để bạn nhìn nhận lại thái độ và năng lực xử lý tình huống của mình. Do đó để không tái phạm chúng, bạn cần không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao kỹ năng của mình nhiều hơn nữa. Đồng thời bạn có thể hỏi xin lời khuyên từ những người xung quanh để tìm hiểu xem nếu họ là bạn trong tình huống ấy, liệu họ sẽ giải quyết chúng như thế nào.

Tất cả mọi việc, dù đã được tính toán và quản trị rủi ro trước khi thực hiện nhưng trong quá trình làm việc vẫn xuất hiện những sự cố mà không ai có thể lường trước được. Do đó, bạn nên có một thái độ điềm tĩnh, chấp nhận và học hỏi từ những sai lầm bạn đã mắc phải. Chúc bạn thành công.

Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết :)

About admin

Check Also

Đăng tin tuyển dụng ở đâu hiệu quả? ViecLamVui – nền tảng tuyển dụng miễn phí uy tín

Đăng tin tuyển dụng ở đâu hiệu quả? ViecLamVui xây dựng và phát triển các trang web tuyển dụng miễn phí hơn 100 ngành nghề giúp nhà tuyển dụng có được nguồn ứng viên chất lượng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *