Home / viec lam vui / 5 bước duy trì niềm hứng khởi trong công việc

5 bước duy trì niềm hứng khởi trong công việc

Bạn đã từng rất yêu thích công việc của mình nhưng sau một thời gian, lòng đam mê, niềm vui thích ấy bị lụi tàn. Thay vì ngồi than thở, thụ động chờ đợi sự mới mẻ đến với mình, bạn hãy thử làm các bước sau.TIN ĐỌC NHIỀU

Bước 1: Dừng lại và nghỉ

Bạn đừng nghĩ Webphunu.net khuyên bạn nghỉ việc mà chúng tôi chỉ khuyên bạn nên dành quỹ thời gian để nghỉ ngơi. Bạn có thể xin nghỉ phép một vài hôm để thư giãn hoặc cũng có thể dành thời gian ấy để đi du lịch hay thăm người thân.

Khi bạn đang cảm thấy mọi việc tẻ nhạt, mỗi ngày đi làm là mỗi ngày bạn thấy uể oải, chán ngán thì chẳng có gì tốt bằng một kỳ nghỉ để sốc lại tinh thần. Ngắt quãng một thời gian chính là cách để lấy lại niềm đam mê, tìm lại niềm vui, sự hào hứng và nhiệt tình.
Khi quay trở lại sau kỳ nghỉ, hãy sử dụng nguồn năng lượng mới để cho công việc hàng ngày của bạn.

Bước 2: Thay đổi thói quen hàng ngày

Hãy thử làm khác đi những thói quen hàng ngày, ví dụ như: thay vì hàng ngày ăn sáng cùng gia đình bạn hãy thử hôm nào đó đi ăn sáng cùng đồng nghiệp. Biết đâu những bữa sáng ấy sẽ giúp bạn có thêm sự thú vị hoặc mối quan hệ mới thân thiết hơn. Hoặc bạn thử đổi việc đi làm bằng xe máy sang xe buýt, thử nghe một loại nhạc bạn chưa từng nghe.

Thay đổi thói quen cố hữu có thể mở ra những khía cạnh mới của vấn đề và mang lại những ý tưởng mới cho công việc của bạn.

Bước 3: Thay đổi cách làm việc

5-buoc-de-duy-tri-niem-hung-khoi-webphunu.net

Thay đổi thói quen làm việc từ cách lập kế hoạch, trả lời email, …Đây có lẽ là điều quan trọng nhất để bạn tìm lại niềm vui trong công việc cho mình. Mỗi ngày hoặc mỗi tuần bạn nên lập một kế hoạch những điều bạn sẽ làm để thay đổi thói quen của mình. Chẳng hạn, lên kế hoạch chi tiết cho dự án X, thay đổi cách trả lời email…Chuyển vị trí ngồi, format lại máy tính, thu dọn lại góc làm việc, gọn gàng và ngăn nắp cũng đem lại cho bạn và bớt đi muộn phiền mỗi khi tới công sở.

Bước 4: Chia sẻ với sếp

Với vị trí đang đảm nhiệm, với mức thu nhập đang được hưởng, có khi nào bạn nhìn nhận lại một cách khách quan và muốn thay đổi? Hãy mạnh dạn và thẳng thắn trao đổi với cấp trên, thảo luận những vấn đề bạn đang mắc phải. Hãy chứng tỏ để sếp thấy được năng lực của bạn nhưng đang bị bào mòn bởi những lý do không đâu.

Khi gợi ý những thay đổi cho sếp, hãy nhớ nói rõ những thay đổi đó đem lại ích lợi cho công ty ra sao, chứ không đơn thuần chỉ để thỏa mãn nghề nghiệp của riêng bạn.

Hãy trao đổi với sếp về những vấn đề bạn đang mắc phải vì lợi ích của công ty chứ không vì cá nhân bạn
Bước 5: Duy trì sự mới mẻ

Cho dù làm ở bất cứ vị trí nào, hãy cố gắng học hỏi không ngừng để công việc của mình được tốt hơn. Chắc chắn bạn không muốn mình luôn chỉ dậm chân tại chỗ và ì trệ như vậy và lãnh đạo cũng chẳng bao giờ muốn có một nhân viên thụ động, không sáng tạo.

Để làm mới và tăng hứng khởi cho công việc của mình, bạn nên hình thành các thói quen công việc dựa trên sở thích và động lực thay đổi không ngừng trong lĩnh vực bạn đang làm. Đồng thời, hãy suy nghĩ mọi chuyện một cách tích cực, đa chiều và cố gắng trong mọi hoàn cảnh để mỗi ngày mới là một ngày vui tràn hứng khởi.

Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết :)

About admin

Check Also

Đăng tin tuyển dụng ở đâu hiệu quả? ViecLamVui – nền tảng tuyển dụng miễn phí uy tín

Đăng tin tuyển dụng ở đâu hiệu quả? ViecLamVui xây dựng và phát triển các trang web tuyển dụng miễn phí hơn 100 ngành nghề giúp nhà tuyển dụng có được nguồn ứng viên chất lượng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *